Phương pháp trồng hoa phong lan trong nhà kính hiệu quả cao
15/09/2020 13:54Để trồng hoa phong lan đạt hiệu quả cao cần phải có kỹ thuật và am hiểu về loại cây lan. Có rất nhiều yếu tố cần được quan tâm khi trồng hoa lan và đôi khi bạn cần phải có thêm một chút kiên nhẫn cũng như đam mê thì mới có thể thành công đối với nó. Hoặc bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về phương pháp trồng hoa phong lan trong nhà kính hiệu quả cao được chúng tôi chia sẻ dưới đây để có cái nhìn rõ nét hơn về các yếu tố cần thiết khi trồng loại hoa có giá trị kinh tế hàng đầu này nhé.
- Xem thêm: Bảng giá bán cuộn màng pe phủ nhà kính trồng lan hiệu quả cao
- Tìm hiểu thêm: 4 Loại vật liệu lợp mái che trồng hoa lan hàng đầu hiện nay
Yêu cầu về ánh sáng và nhiệt độ nhà kính
Có thể chia hoa lan vào từng nhóm dựa vào nhu cầu ánh sáng và nhiệt độ của chúng. Thông thường những loại lan mọc trên đất sẽ cần ít ánh sáng hơn so với những loại lan mọc trên các giá thể, thân cây. Ngoài ra, các loài lan trên cạn có thể chịu được nhiệt độ lạnh hơn so với các loài mọc trên thân cây do mọc phần rễ của loài mọc trên đất sẽ được giữ ấm tốt hơn.
Nếu xét theo nhu cầu về ánh sáng chúng ta có thể chia hoa lan thành 3 loại phổ biến là:
- Loại ưa sáng, cần nhiều ánh sáng
- Loại yêu cầu ánh sáng vừa đủ
- Loại ưa thích bóng râm
Tương tự, đối với nhu cầu về nhiệt độ ta cũng chia thành 3 loại hoa lan bao gồm:
- Nhiệt độ mát mẻ - từ 15 đến 21 độ C vào ban ngày và từ 10 đến 12 độ C vào ban đêm
- Nhiệt độ trung bình - từ 21 đến 26 độ C vào ban ngày và 12 đến 18 độ C vào ban đêm
- Nhiệt độ ấm áp - từ 27 đến 33 độ C vào ban ngày và 18 đến 22 độ C vào ban đêm
Chú ý đến nhiệt độ và chất trồng cây trong chậu
Hầu hết các loài hoa lan đều phát triển mà không cần đất và phù hợp với kiểu khí hậu nhiệt độ giảm vào ban đêm. Thậm chí, một số loại hoa lan sẽ không nở nếu như nhiệt độ vào ban đêm không giảm xuống. Do đó, nhiệt độ khi trồng lan có một vai trò rất quan trọng và có thể quyết định đến năng suất và chất lượng hoa lan.
Thay vì sử dụng đất để trồng hoa lan trong chậu thì chúng ta sẽ sử dụng hỗn hợp bao gồm các loại vỏ cây, đá trân châu, rêu than bùn, mùn gỗ, sơ dừa,...Số lượng mỗi vật liệu sử dụng sẽ tùy thuộc vào loại lan muốn trồng nhưng nguyên tắc chung là nên sử dụng các loại sơ từ vỏ cây và quả để tạo sự thuận lợi cho rễ phát triển hơn cũng như thoát nước tốt, tránh bị ứ đọng nước.
Nên duy trì nhiệt độ thay đổi phù hợp đối với từng loại hoa lan, không để nhiệt độ xuống quá thấp hoặc tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như khả năng ra hoa của cây. Điều này là một lợi thế đối với các mô hình nhà kính vì khả năng thay đổi môi trường và nhiệt độ bên trong nhà kính có thể thực hiện khá dễ dàng nhờ vào các thiết bị, máy móc hỗ trợ. Ngoài ra, cần hạn chế tối đa các vết thủng, rách trên nhà kính vì nó có thể dẫn các luồng không khí chênh lệch từ bên ngoài vào, gây ảnh hưởng tới cây lan.
Tính toán diện tích nhà kính phù hợp
Chi phí để xây dựng nhà kính thường khá cao nên cần cân nhắc để xây dựng một nhà kính với kích thước phù hợp. Một nhà kính vừa phải sẽ đảm bảo được sự phù hợp về các yếu tốt nhiệt độ, độ ẩm.. Tuy nhiên, nếu kích thước nhà kính quá lớn so với số lượng cây canh tác thì việc duy trì độ ẩm và nhiệt độ sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu nhà kính quá nhỏ có thể khiến cho không khí bị chèn ép và khó lưu thông, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lan.
Có thể đặt các chậu cây hoa lan ở gần nhau những không được chạm vào nhau. Từ số lượng cây cần trồng bạn có thể tính toán được diện tích nhà kính cần thiết và đưa ra thiết kế phù hợp nhất. Tất nhiên là cũng phải chừa ra những khoảng cách để sử dụng cho lối đi cũng như giữa các hàng trồng cây tùy vào từng thiết kế của nhà vườn.
Thông thường thì các chậu hoa lan sẽ được đặt trên các sạp dài được làm bằng khung gỗ hoặc kin loại để giúp thông thoáng phần rễ và giữa các cây với nhau. Phần mặt đất có thể phủ đêm đá nhỏ, sỏi hoặc cát để phòng cỏ dại mọc lên cũng như hơi lạnh, ẩm từ mặt đất bốc lên.
Kiểm soát tốt môi trường bên trong nhà kính
Môi trường bên trong nhà kính có vai trò quyết định quá trình tăng trường và ra hoa của cây lan. Nó bao gồm 4 yếu tố cơ bản là độ ẩm, không khí, ánh sáng và nước tưới.
Độ ẩm trong không gian
Độ ẩm phù hợp cho việc trồng hoa lan là từ 60-80%. Việc duy trì độ ẩm có thể thực hiện bằng cách đặt các khay nước bên dưới các khay đựng chậu lan hoặc sử dụng hệ thống phun sương để cung cấp độ ẩm thích hợp. Tránh sử dụng các dụng cụ phun tưới thông thường vì nước sẽ không được phân bố đều trên cây và có thể ứ động gây hư thối phần lá và thân.
Để thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc theo dõi độ ẩm bên trong nhà kính thì có thể lắp đặt thêm máy đo độ ẩm bên trong nhà kính. Lúc này bạn có thể biết được sự tăng giảm của độ ẩm và thay đổi nó theo nhu cầu phát triển của từng giai đoạn của cây.
Lưu thông không khí
Không khí bên trong nhà kính có thể được điều chỉnh vào ban ngày bằng các cửa sổ đóng mở trên mái nhà kính. Khi đêm xuống thì nên đóng tất cả những cửa sổ này lại để tránh gió lạnh và sương giá. Ngoài việc lưu thông không khí bằng cách tự nhiên thì nhà kính nên được lắp đặt thêm các loại quạt thông gió để hỗ trợ điều hòa không khí. Lưu ý tránh để quạt trực tiếp quá mạnh vào cây lan vì có thể làm hư hỏng cây vì cây lan bị tổn thương sẽ khó hồi phục.
Nếu không gian nhà kính của bạn rộng thì nên để các cây lan cách xa hơn một chút so với những tiêu chuẩn thông thường và cách đều nhau để có được lượng không khí thông thoáng nhất. Rất khó để biết một nhà kính đảm bảo được nguồn không khí tốt hay không nhưng nếu không gian nhà kính mát mẻ và không có mùi hôi, mốc thì đó đã là tín hiệu tốt.
Ánh sáng cây nhận được
Hầu hết các loài lan đều ưa nắng với khoảng thời gian nhận nắng từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày vào mùa hè và 10 đến 12 giờ vào mùa đông. Với những ngày nhiều nắng nhiều thì hầu như không phải cung cấp thêm ánh sáng cho câ lan, tuy nhiên vào những ngày mùa đông, mùa mưa thì lượng ánh sáng sẽ bị thiếu hụt. Lúc này cần phải cung cấp thêm ánh sáng cho cây bằng cách lắp đặt các loại bóng đèn bên trên cây lan và cách phần lá của cây lan khoảng 15-20cm.
Để không phải tốn công bật tắt bóng đèn, có thể sử dụng các bộ cài đặt hẹn giờ cho đèn với từng mốc thời gian bật tắt cụ thể. Để nhận biết cây lan có nhận đủ ánh sáng hay không có thể quan sát phần lá cây. Khi cây lan của bạn nhận được đủ ánh sáng, lá của chúng phải có màu xanh lá cây tươi sáng rực rỡ, không ngả vàng hoặc xanh đậm.
Lượng nước tưới cây
Tưới nước là một công việc quan trọng và đỏi hỏi tính chính xác cao trong quá trình trồng lan. Nếu tưới quá nhiều có thể gây thối rễ và rụng lá và ngược lại tưới quá ít sẽ gây khô rễ và lá cũng sẽ bị rụng. Do đó, nếu cây lan của bạn bị rụng lá thì việc tưới cây của bạn đang gặp phải vấn đề.
Để tưới nước có hiệu quả cần duy trì mức độ tưới nước và hợp và đều đặn qua từng ngày. Ngoài ra, đối với các mùa khác nhau cũng cần điều chỉnh lượng nước cho phù hợp với nhu cầu của cây. Những khu vực trồng lan khác nhau cũng sẽ có những yêu cầu về lượng nước khác. Cần có nhứng điều chỉnh phù hợp từ những lần chăm sóc trước vì những tiêu chuẩn đưa ra chưa chắc đã phù hợp với khu vực của bạn.
Cách bón phân cho hoa lan nở
Bón phân là cách để giúp cho các loại hoa nở nhanh hơn và đối với hoa lan cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, việc bón phân đối với hoa lan sẽ tương đối khác so với các loại hoa thông thường. Trước khi sử dụng phân bón bạn cũng nên chú ý tới vấn đề ánh sáng vì nó cũng sẽ tác động đến quá trình nở hoa của cây lan. Bằng cách thêm một đến hai giờ chiếu sáng bằng bóng đèn mỗi ngày cũng giúp cho cây lan ra hoa sớm hơn.
Hoa lan không cần nhiều phân bón và thường sẽ tốt hơn với tỷ lệ bón riêng của chúng. Phốt pho là chất hóa học mà hoa lan cần để nở hoa, nhưng cần sử dụng liều lượng đúng và nếu sai nó sẽ không nở. Vì vậy, bạn có thể bón phân cân đối cho chúng (như 10-10-10 hoặc 12-12-12) để cây lan có thể hấp thụ hiệu quả. Một cách tốt để bón phân cho lan là sử dụng một nửa liều lượng được khuyến cáo mỗi tháng.
Giải quyết các vấn đề thường gặp đối với cây lan
Nấm mốc
Nấm mốc là vấn đề xảy ra khá nhiều khi trồng cây lan. Để khắc phục nấm mốc trên cây lan có thể sử dụng 4 thìa cà phê muối trộn với một ly nước lớn và thêm 2 thìa nhỏ xà phòng diệt côn trùng. Sau đó, sử dụng một miếng vải mềm nhúng vào dung dịch và lau lên phần lá bị nấm mốc. Thực hiện đều đặn việc này 2 lần một tuần thì vấn đề sẽ được giải quyết.
Cách đơn giản hơn là sử dụng loại thuốc diệt nấm chuyên dụng trên cây lan và đọc hướng dẫn sử dụng để thực hiện một cách hiệu quả. Điều quan trọng là phải quan sát thường xuyên cây lan để có thể phát hiện và điều trị sớm vấn đề về nấm mốc.
Nếu phát hiện muộn và nấm đã lan xuống phần giá thể trồng lan và khu vực xung quanh chậu thì cần tiến hành thay chậu mới và giá thể mới. Đồng thời điều trị cho phần rễ bị nấm lây lan sang bằng cách rửa trong dung dịch thuốc diệt nấm pha loãng (70% thuốc và 30% nước). Nếu phần nhiễm trùng bám sâu vào trong rễ thì nên cần nhắc loại bỏ phần rễ bị nấm hoặc thậm chí loại bỏ luôn cả chậu cây để không bị ảnh hưởng đến những cây khác.ư
Thối rễ
Thối rễ cũng là một loại bệnh do nấm mốc gây ra trên cây lan nhưng sẽ khó điều trị hơn nhiều. Đây là vấn đề nghiêm trọng và phải mất cả năm để có thể phục hồi được cây lan bị thối rẽ. Triệu chứng phổ biến nhất là rễ bị chai, đen và rụng khi cây bị bệnh. Ngoài ra, thân cây có thể có màu hơi đen.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh thối rễ là thay chậu lan hai năm một lần, và đảm bảo chúng không bị tưới quá nhiều nước.
Nếu lan của bạn bị thối rễ, đây là cách khắc phục:
- Kéo cây ra khỏi chậu và loại bỏ tất cả các giá thể cũ.
- Làm sạch, cắt hoặc nhổ bất kỳ rễ và lá nào có vẻ bị ảnh hưởng của cây, rửa kỹ bằng nước.
- Nếu vết thối ở thân, cây lan sẽ không thể phục hồi.
- Khi bạn đã loại bỏ vật liệu bị nhiễm bệnh, bạn có thể bôi thuốc diệt nấm lên các khu vực hở để ngăn ngừa nấm mốc và nấm.
- Trồng lan trong giá thể tốt trong khi nó phục hồi và đặc biệt cẩn thận để ý lượng nước của nó, để tạo cho nó nhiều không khí trong lành.
Bọ trĩ
Bọ trĩ là loại côn trùng nhỏ không bay, ăn hoa và chồi của phong lan, đôi khi nó có thể sống trong môi trường trong thời gian dài. Nếu phát hiện loại bọ này đang lảng vảng trên cây của bạn, cần phải thực hiện một vài hành động để loại bỏ chúng.
Rất khó để đối phó với bọ trĩ, nhưng luân phiên giữa xà phòng diệt côn trùng, băng dính và bọ ve ăn thịt có thể giúp bạn giải quyết được chúng. Xà phòng diệt côn trùng cần được bôi kỹ trên cây và các chất trồng. Che mặt trên và mặt dưới của lá, thân và lá, và nếu có thể, rễ của nó. Dốc ngược cây để chất lỏng dư thừa thoát ra khỏi các nút lá.
Chỉ nên sử dụng bọ ve ăn thịt trong nhà kính, vì bạn sẽ không muốn chúng chạy quanh nhà. Bọ trĩ cũng không thích bị ngập úng, nhưng nếu bạn chọn cách ngâm chậu lan của mình, hãy đảm bảo rằng bạn làm như vậy ở khu vực thông thoáng để các vấn đề về nấm không nổi lên và cây có thể bị khô trở lại dễ dàng. Một loại côn trùng khác thường được gọi là muỗi vằn. Chúng rất nhỏ và có thể bị loại bỏ theo những cách tương tự như bọ trĩ.
Trên đây là một số phương pháp trồng hoa phong lan trong nhà kính hiệu quả cao mà bạn có thể tham khảo để áp dụng cho mô hình của mình. Hy vọng nó có thể giúp ích cho bạn và có thể giúp bạn tìm thấy phương pháp hiệu quả nhất đối với loại hoa phong lan mà mình đang canh tác. Từ đó, mang lại những lứa hoa lan đạt hiệu quả cao cả về mặt số lượng và chất lượng.